Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
COP 19 vẫn chia rẽ về nguồn tài chính chống biến đổi khí hậu
Vấn đề được đại biểu nhiều nước quan tâm đó là cam kết hỗ trợ tài chính của các nước phát triển mới chỉ dừng lại ở lời nói.

 


Chỉ còn hôm nay và ngày mai, Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP) lần thứ 19 sẽ khép lại 2 tuần làm việc ở thủ đô Warsaw của Ba Lan. Các nhà đàm phán đang nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận toàn cầu mới mang tính ràng buộc pháp lý vào năm 2015. Tuy nhiên, những bất đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển về vấn đề viện trợ tài chính giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang là trở ngại trong việc đạt được một thỏa thuận trong hai năm nữa.

 

Vấn đề hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề gây tranh cãi gay gắt nhất trong nhiều hội nghị cũng như các cuộc đàm phán gần đây.

 

Tại các cuộc đàm phán hôm 20/11 ở Warsaw, nhiều nước đang phát triển cáo buộc các nước giàu không thể hiện thiện chí trong việc thảo luận về hỗ trợ tài chính, hoặc vấn đề bù đắp những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với các nước nghèo. Các nước đang phát triển mong muốn các nước công nghiệp giữ cam kết mà họ đưa ra năm 2009 về việc sẽ tăng tiền tài trợ lên 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 giúp các nước đang phát triển ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. 

 

Về vấn đề này, ông Todd Stern, đặc phái viên của chính phủ Mỹ phụ trách các cuộc thương lượng về biến đổi khí hậu cho biết, cam kết này vẫn được duy trì, song tất cả các nước cần chia sẻ gánh nặng tài chính này. “Về tài chính, chúng ta có cam kết chung 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 từ các nguồn. Tôi nghĩ rằng, cần có sự rõ ràng từ tất cả các nước, trong đó có các nước đang phát triển. Đó là cam kết của chúng tôi và không có gì thay đổi”, ông Todd Stern nói.

 

Bộ trưởng Môi trường Đức Peter Altmaier cũng cho biết, Đức vẫn giữ cam kết đã đưa ra: “Tôi không thể đưa ra bất kỳ lời hứa và cam kết về việc sẽ tăng tài trợ như thế nào, nhưng ít nhất chúng tôi vẫn giữ ở mức hiện nay. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để có thể tăng tài trợ”.

 

Tại các cuộc đàm phán, Nhật Bản cam kết tài trợ 16 tỷ USD trong 3 năm tới, còn Na Uy, Anh và Mỹ cũng cam kết đóng góp 280 triệu USD để duy trì phát triển rừng.

 

Đối với nhiều nước nghèo hiện nay, sự tàn phá của thiên tai, mà minh chứng rõ nét nhất là siêu bão Haiyan mới đây, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường hỗ trợ tài chính để bù đắp những thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo Ngân hàng Thế giới, thiệt hại đối với kinh tế toàn cầu do thời tiết cực đoan gây ra đã tăng lên gần 200 tỷ USD mỗi năm trong một thập kỷ qua và dự báo sẽ còn tăng hơn nữa khi tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến xấu.

 

Trong khi đó, nhiều nước giàu không sẵn sàng cung cấp các khoản viện trợ tài chính, mà thay vào đó họ tập trung đầu tư cho tăng trưởng kinh tế trong nước. Cao ủy Liên minh châu Âu về chống biến đổi khí hậu Connie Hedegaard khẳng định: “Chúng ta không thể có một hệ thống về đền bù tự động khi thời tiết khắc nghiệt xảy ra ở nơi này hay nơi kia trên khắp hành tinh này”.

 

Cho đến nay, những cam kết của các nước phát triển mới chỉ dừng lại ở lời nói là chủ yếu và họ chưa đưa ra cách thức viện trợ giúp các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo. Trong buổi họp báo ngày 20/11, Trưởng đoàn đàm phán của Brazil Jose Marcondes de Carvalho đặt câu hỏi "tiền tài trợ lấy từ đâu"?. “Chúng ta đã nghe thấy những cam kết nhanh chóng về hỗ trợ tài chính. Nhưng nó ở đâu? Chúng ta đã nghe thấy cam kết 100 tỷ USD mỗi năm từ năm 2020. Những cam kết đó được cụ thể hóa ở đâu và các khoản viện trợ sẽ đến các nước đang phát triển như thế nào”, ông Carvalho nêu rõ.

 


Đại biểu tham dự Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP) lần thứ 19 tại Warsaw, Ba Lan (Ảnh: Reuters)

 

Phát biểu này nhận được sự ủng hộ của nhiều đại biểu đến từ các nước mới nổi và đang phát triển, trong đó có Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Jayanthi Natarajan: “Không có cam kết nào được thực hiện đầy đủ. Do đó, tôi cho rằng, đây là một câu hỏi cần được nêu ra”.

 

Một nghiên cứu công bố hôm 20/11 cho thấy, thế giới đang chứng kiến sự thụt lùi trong nỗ lực hạn chế sự ấm nóng toàn cầu do sự thay đổi chính sách về cắt giảm khí thải từ một số nước như Nhật Bản hay Australia. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Potsdam về ảnh hưởng của biến đối khí hậu và Hãng Tư vấn Ecofys của Phần Lan cho thấy, quyết định mới đây của Nhật Bản về việc hạ thấp mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 khiến cho thế giới khó đạt mục tiêu giữ nhiệt độ trái đất ở mức 2 độ C.

 

Giám đốc về Chính sách năng lượng và khí hậu Niklas Hoehne của Hãng Tư vấn Ecofys cho biết: “Một số nước đã có những bước đi thụt lùi vì chính sách của họ thay đổi theo hướng tiêu cực. Một ví dụ là Australia đã thay đổi quy định pháp lý hoặc có kế hoạch thay đổi quy định pháp lý mà sẽ dẫn đến việc tăng lượng khí thải trong tương lai. Một ví dụ khác là Nhật Bản cũng thay đổi các cam kết đã đưa ra. Nhật Bản đang thảo luận về việc thay thế năng lượng hạt nhân, nhưng điều đó chỉ có thể giải thích cho việc thay đổi mục tiêu của họ”.

 

Tháng 9 vừa qua, các nhà khoa học thuộc Ủy ban liên chính phủ của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đưa ra dự báo, nhiệt độ trái đất sẽ vượt mức 2 độ C trong mọi trường hợp. Do đó, để kiềm chế sự ấm dần lên trên toàn cầu, các quốc gia phải thực hiện cắt giảm khí thải “mạnh mẽ và liên tục”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Tại sao Afghanistan phải ký thỏa thuận an ninh với Mỹ? (21-11-2013)
    Khám phá chiến lược Bắc cực của Trung Quốc - Kỳ 1: Cuộc đua của những 'ông lớn' (21-11-2013)
    Quân đội Trung Quốc chỉ biết hăm dọa láng giềng, chứ không trợ giúp? (21-11-2013)
    Thủ tướng Anh lần đầu điện đàm với Tổng thống Iran (20-11-2013)
    Biến đổi khí hậu đe dọa các thế hệ hiện tại và tương lai (20-11-2013)
    Tấn công mạng và nguy cơ chiến tranh Trung Đông (20-11-2013)
    Lebanon trước nguy cơ nội chiến (20-11-2013)
    Indonesia, Australia tranh cãi gay gắt (20-11-2013)
    Tiết lộ động trời về “cuộc chơi hạt nhân” của Arabia Saudi (19-11-2013)
    Washington sẽ thay đổi chính sách với Mỹ Latinh (19-11-2013)
    Ai Cập căng thẳng trước lễ kỷ niệm 19/11 (19-11-2013)
    Vì sao Mỹ quá nhiệt tình cứu trợ Philippines? (19-11-2013)
    Israel, Pháp tiếp tục cứng rắn với Iran (18-11-2013)
    Dân Philippines: Tổng thống của chúng ta "miệng nhanh hơn não"! (18-11-2013)
    Khả năng xảy ra 'Mùa xuân Saudi Arabia' (18-11-2013)
    Tổng thống Indonesia bị gián điệp Australia nghe lén (18-11-2013)
    Chính sách đối ngoại "mắc kẹt" của Triều Tiên (18-11-2013)
    Mỹ không còn đòi ông Assad phải ra đi (16-11-2013)
    Đàm phán Iran đổ vỡ, lỗi thuộc về ai? (16-11-2013)
    Thái Lan: Phe đối lập quyết "xóa sổ Thaksin" (16-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152827930.